Liên hoan Thơ ca Ba miền 2025: Một đêm thơ "không ngủ" giữa lòng Cố đô

Không rực rỡ như một lễ hội, cũng không ồn ào như một sân khấu lớn, Liên hoan Thơ ca Ba miền lần thứ 2 tại Huế 2025 là bản giao hưởng nhẹ nhàng mà thấm đẫm tình người, nghệ thuật và văn hóa. Đó không chỉ là hành trình không chỉ của những vần thơ, mà còn là của ký ức và sự kết nối bền chặt giữa 3 miền Tổ quốc.

Gắn kết cộng đồng, lan tỏa tình yêu thi ca

Diễn ra trong những ngày đầu tháng 7/2025, Liên hoan Thơ ca Ba miền lần thứ 2 tại thành phố Huế là kết tinh của nỗ lực hợp tác chặt chẽ giữa Hội Thơ Xứ Huế, Câu lạc bộ Thơ Ban Mê (Đắk Lắk) và CLB Văn thơ Di sản truyền thống trên Facebook. Nếu tính từ kỳ tổ chức đầu tiên tại Đà Nẵng năm 2018 do CLB Thơ Việt Nam trên Facebook khởi xướng, đây đã là kỳ Liên hoan lần thứ 8 nhưng mới là lần thứ hai Huế được chọn làm nơi tổ chức. 

gen-h-z6790931928639-a753b2272798fc2a8f69bbaade80c287-1752144906-1752154948.jpg
Cờ lưu niệm chính thức của Liên hoan Thơ ca ba miền lần II tại Huế năm 2025.

Ngay từ tháng 3/2025, công tác tổ chức đã được các bên khởi động với hàng loạt buổi họp online và offline. Các ban chuyên trách được thành lập rõ ràng, dưới sự chỉ đạo chung của nhà thơ Nguyễn Ngọc – Chủ tịch Hội Thơ Xứ Huế, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan. Các thành viên chủ chốt như nhà giáo Nguyễn Đức, nhà thơ Lưu Tấn Văn, nhà thơ Văn Chung, cùng nhiều cây bút gạo cội khác đã đảm nhiệm các mảng quan trọng từ nội dung, hậu cần, truyền thông đến an toàn y tế, văn nghệ, thiết kế...

Nhận được sự cho phép và hỗ trợ từ UBND thành phố Huế và Sở Văn hóa – Thể thao, Ban Tổ chức đã lên kế hoạch tỉ mỉ cho một kỳ Liên hoan quy mô và an toàn. Ban đầu, chương trình dự kiến có một đêm thơ – nhạc trên thuyền rồng sông Hương và biểu diễn trên thuyền Cung đình Long Quang. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi Huế liên tục mưa lớn và số lượng đại biểu vượt dự kiến, địa điểm được chuyển sang không gian khép kín tại nhà hàng Sông Hương.

Nhận được sự cho phép và hỗ trợ từ UBND thành phố Huế cùng Sở Văn hóa – Thể thao, Ban Tổ chức đã nhanh chóng bắt tay vào công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo một kỳ Liên hoan chu toàn và trọn vẹn. Theo dự kiến ban đầu, điểm nhấn của chương trình sẽ là đêm thơ – nhạc trên thuyền rồng dọc sông Hương, kết hợp biểu diễn nghệ thuật trên thuyền Cung đình Long Quang. Tuy nhiên, do thời tiết Huế những ngày đầu tháng Bảy mưa lớn kéo dài và số lượng đại biểu tham dự đông hơn dự kiến, kế hoạch đã được điều chỉnh linh hoạt: chuyển toàn bộ hoạt động về không gian khép kín tại nhà hàng Sông Hương nhằm đảm bảo điều kiện tổ chức thuận lợi và chu đáo nhất.

Một Huế thi vị giữa mưa chiều tháng Bảy

Ngày 5/7, tại nhà hàng – khách sạn Sông Hương, những bước chân thi sĩ từ khắp mọi miền đã khiến không gian trở nên rộn ràng và đầy xúc cảm. Từ sáng sớm, đoàn 29 đại biểu từ Cao Bằng – phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số – đã có mặt. Những bộ trang phục rực rỡ, đạo cụ biểu diễn độc đáo, và cả ánh mắt rạng rỡ đã nói lên tình yêu cháy bỏng với thơ ca của những người con từ biên cương Tổ quốc.

afca59a0118fa7d1fe9e-1752155072.jpg
Buổi họp trực tiếp của Ban Tổ chức Liên hoan Thơ ca ba miền 2025.

Bác Đức "Kết nối", người được ví như “phóng viên thơ ca” trên mạng xã hội đã vào Huế từ ngày 2/7 để kiểm tra nơi ăn ở cho các đoàn. Từ vùng đất Tây Bắc, đoàn hát then của chị Hoàng Uyên mang theo những cây đàn và niềm hứng khởi. Từ Hà Nội, NSƯT Tố Quyên cùng dàn nghệ sĩ đoàn Sắc màu Hà Thành cũng kịp có mặt, dù trời Huế đang đổ mưa. Nhà thơ Thang Ngọc Pho – tuổi 98, cùng thi sĩ Ngô Thái – tuổi 85 từ Phú Thọ, lặng lẽ đặt chân đến cố đô như một minh chứng sống động về sức sống bất diệt của thơ ca.

Từ Nam ra Bắc, từ vùng núi xuống miền biển, những chuyến bay đêm, xe khách đường dài đã chở theo thi sĩ từ Cà Mau, Bình Phước, Tây Ninh, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng… tiến về Huế. Trong những cuộc điện thoại réo vang khắp các nhóm tổ chức, có những tiếng cười, những lời dặn dò, nhắc nhau lên đường đúng giờ, có cả sự bồn chồn, hối hả của một cuộc hội ngộ mang nhiều cảm xúc.

Một đêm không ngủ của những thi sĩ

Trước giờ khai mạc, cả Ban Tổ chức bị cuốn vào guồng quay hối hả của công việc. Các kịch bản văn nghệ phải liên tục chỉnh sửa cho kịp với số lượng tiết mục tăng vọt từng ngày. Có đêm, MC Tấn Văn – Ngân Hà thức trắng đến 2h sáng để hoàn thiện nội dung. Danh sách đoàn thay đổi liên tục, khách sạn chật kín mùa du lịch, hậu cần luôn trong tình trạng ứng biến. Tất cả đều làm việc không ngơi nghỉ, chỉ mong sao ngày hội được trọn vẹn, ấm áp và không một ai bị bỏ sót.

Đã có những lúc Ban Tổ chức nhận về những lời góp ý, thậm chí là phản hồi không hài lòng từ một vài đại biểu vì khâu sắp xếp nơi ở chưa thực sự suôn sẻ. Song vượt lên tất cả là tinh thần cầu thị, sự kiên nhẫn và tận tâm của những người làm công tác tổ chức. Chính thái độ chu đáo, luôn chủ động lắng nghe và đặt trải nghiệm của khách mời làm trung tâm đã giúp tập thể Ban Tổ chức giữ vững sự gắn kết trong một sự kiện có quy mô lớn và không ít thay đổi vào phút chót.

Song song đó, Hội đồng giám khảo cho các tiết mục văn nghệ và trình diễn trang phục vùng miền cũng được thành lập với những gương mặt giàu chuyên môn và uy tín: Nhạc sĩ Lê Chí Quốc Anh – Chủ tịch Hội Âm nhạc TP. Huế giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng; NSND Nguyễn Ngọc Bình, NSƯT Phong Thủy là thành viên; nhà giáo Đoàn Văn Toản đảm nhiệm vai trò thư ký.

Dưới cơn mưa đặc trưng của tháng Bảy xứ Huế, Liên hoan Thơ ca Ba miền lần 2 năm 2025 đã diễn ra thành công, trọn vẹn và ngập tràn cảm xúc. Từ sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, đến những cái bắt tay nồng hậu giữa bạn thơ khắp mọi miền, kỳ Liên hoan này đã khẳng định vai trò kết nối và lan tỏa sức sống của thi ca trong đời sống đương đại.

Một đêm thơ không ngủ đã khép lại trong tiếng vỗ tay rộn rã, những câu thơ ngân nga và bao lời chúc tụng ấm áp. Nhưng dư âm của nó sẽ còn lắng đọng thật lâu trong lòng những người yêu thơ – những người vẫn đang miệt mài viết tiếp hành trình thi ca không biên giới, góp phần gìn giữ vẻ đẹp tâm hồn của đất nước hình chữ S.

Một số hình ảnh nội bật tại sự kiện: 


GH
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN